Kinh phí sản xuất tôm tăng 15% tại Đông Nam Á

20 11.2023

Kinh phí sản xuất tôm tăng 15% tại Đông Nam Á: Người nuôi tôm tìm hướng đi mới hiệu quả.

Chi phí thức ăn, lao động và nguồn năng lượng là những yếu tố chính khiến chi phí sản xuất tôm tại các quốc gia Đông Nam Á & Ấn Độ tăng cao. Với mức tăng trung bình là 15%.

Nguyên nhân khiến kinh phí sản xuất tăng

Theo Tạp chí Aqua Info số tháng 8/2023, chi phí nuôi tôm tại các nước khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ đã tăng trung bình khoảng 15%, tùy thuộc vào kích cỡ tôm. Nguyên nhân chính của sự gia tăng này là do:

  • Giá thức ăn tăng: Giá thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là các loại thức ăn có hàm lượng protein cao, đã tăng mạnh trong thời gian gần đây. Nguyên nhân là do giá các nguyên liệu đầu vào như cám gạo, đậu tương, ngô, dầu cá… đều tăng cao. Theo ước tính của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá thức ăn cho tôm thẻ chân trắng tăng khoảng 15-20% trong năm 2023.
  • Chi phí năng lượng tăng: Giá điện, xăng dầu, gas… cũng tăng cao trong thời gian gần đây, làm tăng chi phí vận chuyển, sản xuất, chế biến thức ăn và các vật tư đầu vào khác cho nuôi tôm.
  • Chi phí lao động tăng: Lương công nhân nuôi tôm cũng tăng theo xu hướng giá chung của thị trường. Bên cạnh đó, việc mở rộng quy mô, thay đổi cơ cấu khiến nguồn nhân lực tăng lên nhằm đáp ứng sự thay đổi khắt khe hơn của thị trường.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng khiến chi phí nuôi và sản xuất tôm tăng cao trong báo cáo gần đây như:

  • Dịch bệnh: Một số dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng xuất hiện gần đây đã làm giảm tỷ lệ sống của tôm và chi phí phòng ngừa dịch bệnh tang như Bệnh mờ đục hậu ấu trùng trên tôm thẻ chân trắng (TPD) hay bệnh Vi bào tử trùng (EHP)…
  • Khí hậu thay đổi phức tạp: Biến đổi khí hậu khiến thời tiết trở nên thất thường, gây ảnh hưởng đến môi trường sống của tôm. Càng làm tăng nguy cơ dịch bệnh và giảm năng suất.

Giải pháp nào cho người nuôi tôm trong thời kì chi phí tăng cao

Chi phí nuôi tăng là một thách thức lớn đối với những người nuôi tôm nói riêng và ngành thuỷ sản nói chung. Để giảm thiểu vấn đề ảnh hưởng từ chi phí, người nuôi tôm cần tìm một số giải pháp giảm thiểu chi phí sản xuất, tối ưu hơn nhằm tiết kiệm chi phí như:

  • Sử dụng các loại thức ăn có giá thành tối ưu hơn: Lựa chọn các loại thức ăn cho tôm với chi phí, nhà cung cấp có giá thành tối ưu sẽ giúp người nuôi tiết kiệm tối đa chi phí có thể.
  • Tiết kiệm năng lượng: sử dụng các phương pháp nhằm tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất, chế biến và vận hành mô hình nuôi tôm.
  • Tăng cường cập nhật, ứng dụng công nghệ: Các công nghệ mới luôn được ra đời nhằm giúp người nuôi tối ưu được chi phí sản xuất tôm trong thời kì tăng giá. Người nuôi tôm cần chủ động tìm hiểu và ứng dụng công nghệ để tối ưu chi phí vận hành.

Sabio là đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu và đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng tôm giống, tầm soát và phòng trị bệnh hiệu quả. Nếu bạn đang cần tư vấn & giải đáp những thắc mắc nhằm tối ưu chi phí. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi 0983 49 74 94