Giới thiệu về Chủ tịch HĐQT SA-BIO – TS. Nguyễn Tấn Sỹ

09 11.2023

CHỦ TỊCH HĐQT – TS. NGUYỄN TẤN SỸ

(SINH NĂM 1963)

THÔNG TIN CÁ NHÂN

  • Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
  • Chức vụ: Phó Viện trưởng Viện nuôi trồng thủy sản, Đại học Nha Trang
  • Học vị: Tiến sỹ
  • Chức danh: Giảng viên chính
  • Ngoại ngữ: Tiếng Anh

QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

  • Tiến sỹ ngành Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang (2008-2012).
  • Cử nhân ngành Tiếng Anh, Đại học Huế (2003-2006)
  • Thạc sỹ Động vật học, Đại học Khoa học Huế (1998-2000).
  • Cử nhân ngành Sinh- Kỹ thuật Nông nghiệp, Đại học Quy Nhơn (1986-1990).

CÁC MÔN GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

  • Động vật thủy sinh
  • Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản
  • Ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU:

  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản
  • Nghiên cứu nuôi Artemia thu sinh khối và thu trứng bào xác
  • Nghiên cứu sản xuất giống và nuôi cá biển
  • Nghiên cứu Sản xuất giống và nuôi tôm he

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG 10 NĂM GẦN ĐÂY

Năm 2023:

  1. Đánh giá hiệu quả của ProBio Media để xử lý nước trong sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm. Theo đặt hàng của Công ty ProBio Media (Isarel)
  2. Đánh giá hiệu quả của Microbial proteins đến hiệu suất tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng kháng bệnh trong nuôi tôm thẻ chân trắng. Theo đặt hàng của Công ty Kemin Industries.

Năm 2021:

Đánh giá ảnh hưởng của protein đặc biệt trong chế độ cho ăn đối với hiệu suất tăng trưởng và khả năng tiêu hóa trong nuôi tôm thẻ chân trắng. Theo đặt hàng của Công ty Kemin Industries.

Năm 2017-2021:

Ứng dụng chuyển giao công nghệ và phát triển sản xuất giống cá bớp (Rachycentron canadum (Linnaeus, 1766) ở tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

Năm 2019 và 2020:

  1. Đánh giá ảnh hưởng của các nguyên mẫu prototype khác nhau trong việc tăng cường sự hấp thụ chất dinh dưỡng ở cá chẽm. Theo đặt hàng của Công ty Kemin Industries.
  2. Ảnh hưởng của các sắc tố và các phụ gia khác nhau đến màu sắc của tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi trong nhà. Theo đặt hàng của Công ty Kemin Industries.

Năm 2016-2019:

Nghiên cứu nuôi tôm chân trắng (Penaeus vannamei) siêu thâm canh trong khu vực nước ngọt tại xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Nguồn tài trợ từ công ty Nissin, Nhật Bản.

Năm 2016-2017:

  1. Thử nghiệm sử dụng thức ăn Seamaster của Công ty Thăng Long để nuôi ếch (Hoplobatrachus rugulosus) thương phẩm.
  2. Thử nghiệm sử dụng thức ăn Aquamax của Công ty Cổ phần Pilmico – để nuôi cá măng (Chanos chanos). Tài trợ Từ Công ty Pilmico.

Năm 2015-2017:

Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn nhân tạo đối với sự phát triển và tỷ lệ sống của Cá lóc. Tài trợ bởi Công ty Tongwei VN.

Năm 2015-2016

  1. Thử nghiệm thức ăn Baccarat của Công ty Thăng Long để nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes Cuvier, 1831). Tài trợ từ Công ty Khoa Kỹ Sinh Vật Thăng Long.
  2. Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) ở Bắc Trung Bộ. Đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo.


CÁC CÔNG TRÌNH KH&CN CHỦ YẾU ĐƯỢC CÔNG BỐ


Các bài báo/tạp chí trong vòng 10 năm gần đây bao gồm:

 

TT
Tên công trình (bài báo, cô ng trình…)
Là tác giả hoặc là đồng tác giả công trình
Nơi công bố (tên tạp chí đã đăng)
Năm công bố

1

Tạp chí quốc tế
Salinity and temperature effects on productivity of a tropical calanoid copepod

Pseudodiaptomus incises
Đồng tác giả Aquaculture research 2020
Nuôi cá rô phi lồng ở Rwanda: Hiện trạng và triển vọng phát triển tương lai Đồng tác giả Tạp chí quốc tế về Thủy sản và Nghiên cứu Thủy sản. Trang 428-435. 2016

2

Tạp chí quốc gia
Hiện trạng nghề nuôi cá bớp (

Rachycentron canadum

Linnaeus, 1766) thương phẩm tại Kiên Giang
Tác giả Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang, 26-33. 2021
Thử nghiệm ương giống cá bớp (

Rachycentron canadum

Linnaeus, 1766) trong bể và ao tại Kiên Lương – Kiên Giang
Tác giả Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang, 75-81. 2021
Ảnh hưởng của độ mặn và nhiệt độ đến năng suất của loài giáp xác calanoid vùng nhiệt đới Pseudodiaptomus Đồng tác giả Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản. Trang 3768-3779 2020
Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh trưởng và phát triển của

Tetraselmis suecica

(Kylin) Butcher, 1959.
Đồng tác giả Hội nghị Sinh thái học nhiệt đới. Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga
2018
Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (

Litopenaeus vannamei

Boone, 1931) ở Bắc Trung Bộ
Tác giả Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thủy sản
số 4 – 2017, trang 71-76.
2017
Đánh giá sự phát triển và mật độ quần thể giun (L.hoffmeisteri Claparede, 1962) trên các nguồn thức ăn khác nhau trong điều kiện thí nghiệm. Đồng tác giả Tạp chí khoa học, trường Đại học Cần Thơ. Số đề tài thủy sản 08/2014, trang 196-201
2014
Ảnh hưởng của các loài tảo chiếm ưu thế trong ao đến năng suất và chất lượng sinh khối Artemia franciscana Tác giả Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy sản, Đại học Nha Trang. Trang 46-50
2014


Ngoài ra TS. Nguyễn Tấn Sỹ còn vinh dự được mời tham gia diễn thuyết tại các Hội nghị Quốc tế và trong nước. Tiêu biểu gồm có:


Quốc tế:

  • 15-20/10/2023: Tham gia và trình bày báo cáo tại Hội thảo khoa học ở Học Viện Hải dương – Trường Đại học Vịnh Bắc Bộ – Trung Quốc.
  • 11-13/10/2023: Tham gia và trình bày báo cáo tại Hội nghị quốc tế về NTTS (Vietstock EXPO & FORUM và Aquaculture Vietnam 2023)
  • 05/11/2021: Tham gia và trình bày báo cáo tại Hội nghị Nông nghiệp Kyushu – Nhật Bản.
  • 03-08/08/2019: Hiện trạng Nuôi trồng Thủy sản Việt Nam và tiềm năng đầu tư. Hội thảo tại Đại học Bách khoa Nhật Chiếu Trung Quốc
  • 19-21/06/2019: Tham gia và trình bayfbaso cáo tại Hội nghị chuyên đề của Hiệp hội nghề cá hải ngoại Hàn Quốc tại Busan, Hàn Quốc. Chủ đề báo cáo: Nuôi tôm ở Việt Nam: Hiện trạng, tiềm năng và cơ hội đầu tư.
    • 29/10-09/11/2018: Một số giải pháp kỹ thuật áp dụng trong nuôi tôm. Khóa đào tạo khu vực đầu tiên về khai thác tiềm năng của ngành thủy sản để phát triển kinh tế ở các nước kém phát triển nhất do UNCTAD tổ chức.
    • 15-21/10/2018: Chứng chỉ thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và hệ thống truy xuất nguồn gốc. Hội thảo tập huấn tăng cường hợp tác và phát triển chuỗi giá trị ngành tôm do FAO tổ chức.


Trong nước

    • 08/2023: Tham gia Đại hội Hiệp hội Tôm Bình Thuận nhiệm kỳ III (2023-2028)
    • 01/07/2023: TS Nguyễn Tấn Sỹ đại diện cho Viện NTTS-Trường ĐHNT kết hợp với USSEC tổ chức Hội thảo “Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho cá biển”- có sự tham gia của trên 50 đại biểu từ các công ty Grobest, CJ Vina, De Hues, Lai Thieu Mill, Long Sinh Co.,ltd, Vietnam food, Biomar,….
    • 27/05/2022: Ứng dụng công nghệ 4.0 trong nuôi tôm công nghệ cao. Do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre và Công ty Nanovet tổ chức.
    • 25-26/04/2019: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tôm giống. Do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức về “Nâng cao chất lượng con giống tôm gắn với vùng nuôi tôm thương phẩm”.
    • 05-06/07/2017: Một số giải pháp kỹ thuật nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh trên tôm nước lợ. Hội thảo về bệnh tôm nước lợ do Viện Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Nha Trang tổ chức.
    • 20-21/06/2016: Ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi tôm thương phẩm. Do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức.
    • 24-25/12/2015: Một số cải tiến trong nghiên cứu về nuôi tôm thương phẩm. Hội nghị Nam Trung Bộ.

HIGHLIGHT:

17/10/2023: Lễ ký kết hợp tác giữa Cao đẳng Khoa học Hàng Hải, Đại học Vịnh Bắc Bộ và Viện Nuôi trồng thủy sản, Đại học Nha Trang tại Khâm Châu, Trung Quốc